Chào mừng bạn đến với trungcapluatvithanh.edu.vn trong bài viết về Soạn văn hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.
- Khái niệm hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
- Mỗi hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có hai quá trình
- Các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Bài tập 1:
a. Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp: Vua và các bô lão. Các nhân vật giao tiếp ở đây có vị thế xã hội khác nhau: Vua là người lãnh đạo cao nhất của đất nước, còn các bô lão là những đại diện tiêu biểu cho các tầng lớp nhân dân.
b. Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai giao tiếp. Người nói đưa ra câu hỏi, người nghe trả lời một cách tương ứng
c. Hoạt động giao tiếp diễn ra ở điện Diên Hồng. Lúc này quân Nguyên Mông kéo đến 50 vạn quân ồ ạt xâm lược nước ta
d. Hoạt động giao tiếp hướng đến nội dung hòa hay đánh giặc Nguyên Mông, đó là vấn đề hệ trọng của quốc gia, dân tộc
Xem thêm:: Bảng Chữ Cái In Hoa Đẹp ❤1001 Kiểu Chữ Hoa Sáng Tạo
e. Mục đích giao tiếp: Lấy ý kiến của mọi người, thăm dò lòng dân để hạ mệnh lệnh quyết tâm giữ gìn đất nước trong hoàn cảnh gian nguy.
Bài tập 2:
a. Hoạt động giao tiếp diễn ra giữa người viết sách giáo khoa và giáo viên, học sinh. Về lứa tuổi và trình độ nghề nghiệp có sự khác nhau:người viết có lứa tuổi cao hơn, có trình độ hiểu biết cao hơn… người đọc là lớp trẻ, có trình độ hiểu biết về vấn đề thấp hơn.
b. Hoạt động giao tiếp được tiến hành trong nhà trường, trong hoàn cảnh của nền giáo dục quốc dân.
c. Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học. Đề tài là những nét tổng quan về văn học Việt Nam. Nội dung giao tiếp gồm những vấn đề cơ bản: Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam, quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam và con người Việt Nam qua văn học.
d. Mục đích giao tiếp:
Xem thêm:: (3 MẪU) Dàn ý phân tích bài thơ Thương Vợ của Tế Xương – Thủ thuật
Xét từ phía người viết: Trình bày một cách tổng quan một số vấn đề cơ bản về văn học Việt Nam
Xét từ phía người đọc: Tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam theo tiến trình lịch sử thông qua việc học các văn bản. Đồng thời qua đó rèn luyện và nâng cao các kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học và kĩ năng tập làm văn
e. Văn bản sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành văn học. Câu văn phức tạp, nhiều thành phần nhưng rất mạch lạc và chặt chẽ về cấu trúc, trình bày rõ ràng.
Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ để chuẩn bị thật tốt bài học trước khi đến lớp.
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-
Phân tích các nhân tố giao tiếp trong Đến đây mận mới hỏi đào…chưa ai vào
Xem thêm:: Soạn bài Từ láy | Ngắn nhất Soạn văn 7 – VietJack.com
Hãy phân tích các nhân tố giao tiếp trong hoạt động giao tiếp sau:
”Đến đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.”
(các nhân tố giap tiếp: nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp)
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết chia sẻ tâm huyết của trungcapluatvithanh.edu.vn Xin cảm ơn!