Hướng dẫn chi tiết soạn ngữ văn 11 câu cá mùa thu – Kiến Guru

Đánh giá bài viết

Chào mừng bạn đến với trungcapluatvithanh.edu.vn trong bài viết về Soạn văn 11 câu cá mùa thu chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình học tập của các bạn học sinh tại nhà cũng như trên lớp, soạn ngữ văn 11 Câu cá mùa thu sẽ hướng dẫn cho các bạn học sinh hiểu một cách chi tiết và hấp dẫn nhất về tác phẩm của tác giả Nguyễn Khuyến. Mời các bạn cùng tìm hiểu.

soạn ngữ văn 11 câu cá mùa thu

Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến

=>> Bạn có thể xem thêm kiến thức trọng tâm ở đây nhé : =>> Ngữ văn lớp 11

1. Tìm hiểu chung – Soạn ngữ văn 11 bài câu cá mùa thu

Trong phần này, chúng ta sẽ đi đến tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm và bố cục của bài thơ.

1.1 Tác giả:

  • Nguyễn Khuyến sinh 1835 và mất vào năm 1909
  • Tên thật: Nguyễn Thắng.
  • Hiệu là Quế Sơn
  • Lớn lên tại quê nội huyện Bình Lục, Hà Nam.
  • Ông xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.
  • Từng đỗ đầu cả 3 kỳ thu Hương, Hội, Đình. Nê đã được mệnh danh là “Tam Nguyên Yên Đồ”
  • Từng có thời gian làm quan 10 năm dưới thời nhà Nguyễn.
  • Ông sinh ra và lớn lên vào khoảng cuối Tk XIX đầu TK XX, đây là một giai đoạn đất nước có rất nhiều chuyển biến rối ren và phức tạp. Thực dân Pháp chính thức đổ bộ vào Việt Nam, bất lực trước thời cuộc và bất mãn với triều đình vif vậy ông đã lấy lí do bị đau mắt để cao quan về quê ở ẩn và sống một cuộc đời thanh bạch.
  • Ông là một người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân.
  • Số lượng tác phẩm sáng tác: hơn 800 bài
  • Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm gồm nhiều thể loại
  • Các tác phẩm của ông nổi bật lên là tình yêu quê hương, đất nước. Phản ánh cuộc sống nghèo khổ của người nông dân, đồng thời phản ánh bọn thực dân xâm lược, phê phán tầng lớp thống trị.
  • Được gọi là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”.

soạn ngữ văn 11 câu cá mùa thu

Nhà thơ Nguyễn Khuyến

1.2 Tác phẩm

  • Trong chùm ba bài thơ Thu: “ Thu điếu- Thu Vịnh- Thu ẩm”
  • Đề tài: Mùa thu, đề tài vô cùng quen thuộc.
  • Hoàn cảnh sáng tác: đã cáo quan về ở ẩn.
  • Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường Luật.

1.3 Bố cục

Bài thơ gồm 2 phần sau:

Phần 1: sáu câu thơ đầu: Cảnh thu

Phần 2: Hai câu cuối : Tình thu

=>> Bài viết xem thêm: Soạn Bài Câu Cá Mùa Thu Chi Tiết

2. Gợi ý soạn ngữ văn 11 bài Câu cá mùa thu

2.1 Câu 1 trang 22 SGK: Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc? Nhà thơ đã bao quát cảnh thu như thế nào?

Gợi ý:

Điểm nhìn của tác giả từ bắt đầu từ một không gian rất gần và thấp – ao nhỏ, đến điểm nhìn xa hơn từ mặt trước ao thu, nhìn nhận ra xung quanh gặp ao thu, sóng thu. Điểm nhìn tác giả có sự chuyển động thay đổi, di chuyển từ cao, bầu trời xanh cao xuống dưới ngõ thu và đi theo trục dọc.

2.2 Câu 2 trang 22 SGK: Những từ ngữ, hình ảnh nào gợi lên được nét riêng của cách sắc mùa thu? Hãy cho biết tác giả gợi cảnh thu ở miền quê nào?

Gợi ý:

  • Không khí đặc trưng của mùa thu: trời se se lạnh
  • Nét đẹp của mùa thu:
  • “trong veo” sự trong trẻo, tĩnh lặng
  • “sóng biếc” sắc xanh của sóng
  • “lá vàng” thể hiện màu sắc đặc trưng của mùa thu

soạn ngữ văn 11 câu cá mùa thu

Lá vàng màu sắc đặc trưng của mùa thu

→ Bức tranh mùa thu dân dã, bình dị vận động theo chiều ngang với màu sắc hài hòa, sự tĩnh lặng của âm thanh.

  • “tầng mây lơ lửng” mây xếp thành tầng, ở độ cao lưng chừng, tạo chuyển động nhẹ.
  • “xanh ngắt” xanh đậm, màu đặc trưng của mùa thu.

→ Các chi tiết, hình ảnh miêu tả giàu tính hiện thực, không vướng chút ước lệ nào, gợi lên trong lòng độc giả những cảm xúc sâu lắng về quê hương

  • Cảnh thu quen thuộc ở làng quê Bắc Bộ Việt nam

2.3 Câu 3 trang 22 SGK Anh (chị) có nhận xét gì không gian trong “Câu cá mùa thu” qua các chuyển động, hình ảnh, âm thanh và màu sắc? Không gian đó đã góp phần diễn tả tâm trạng như nào?

Gợi ý:

  • Chuyển động: theo làn hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng.

→ Rất nhẹ, rất khẽ không đủ tạo âm thanh

  • Màu sắc: nước trong veo, lá vàng, trời xanh ngắt, sóng biếc.
  • Hình ảnh: ao thu, bầu trời và ngõ thu.
  • Âm thanh: đớp động dưới chân bèo → nghệ thuật lấy động tả tĩnh mở ra không gian vô cùng tĩnh lặng, người đi câu trầm ngâm, dường như đang chất chứa nhiều suy tư. Một nỗi cô đơn, man mác buồn và uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân ấy.
  • Bút pháp lấy động tả tĩnh: sóng và lã yuy có chuyển động như đều khẽ khàng, không hề phá vỡ sự tĩnh lặng của cảnh vật.
  • “lơ lửng” diễn tả sự tài tình trạng thái phân thân hay mơ màng của người ngồi câu cá giữa ao thu lặng.
  • “quanh co” liên tưởng đến tâm trạng hơi rối bời, những ý nghĩ làm tác giả phải buồn phiền.

2.4 Câu 4 trang 22 SGK Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cảm giác gì về cảnh thu và tình thu.

Gợi ý:

Cách gieo vần: vần eo (veo – teo – vèo – teo – bèo). Một trong những tử vận được sử dụng liên tiếp trong hai câu đầu. Gợi ra cảnh vật xung quanh như eo hẹp, nhỏ bé lại trước cái lạnh của mùa thu và tâm trạng đầy uẩn khuất.

  • Tạo ra giá trị thuần Nôm cho tác phẩm, mỗi từ đều có giá trị tạo hình và gợi cảm vừa mô phỏng tài tình động thái của sự vật, vừa thể hiện được biến thái tinh vi trong cảm xúc chủ quan của con người.

2.5 Câu 5 trang 22 SGK: Qua Câu cá mùa thu, anh (chị) có cảm nhận như nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên và đất nước?

Gợi ý:

-Thể hiện gián tiếp qua sáu câu thơ đầu:

  • Bức tranh thu chân thực mang đậm bản sắc Việt nam là bằng chứng sinh động nhất cho tình yêu thiên nhiên, quê hương và tấm lòng thiết tha gắn bó với cuộc sống nông thôn của nhà thơ. Với tâm hồn thuần khiết và nhạy cảm nhà thơ đã mở rộng các giác quan để cảm nhận, để đón nhận vào coxil lòng vẻ đẹp bức tranh thu sinh động điển hình cho làng quê Bắc bộ.
  • Thể hiện cõi lòng tĩnh lặng và cô quạnh vô cùng ở đây có sự hòa hợp giữa ngoại cảnh và tâm cảnh giữa vẻ đẹp yên tĩnh cảnh sắc mùa thu với nỗi lòng uẩn khuất của con người. Tâm hồn tĩnh lặng, nên có thể cảm nhận được sự trong veo của nước, sóng gợn tí, lá khẽ rơi,…
  • Phảng phất nỗi niềm tâm sự thời thế của nhà thơ. Ngỡ ngàng như thấy nước nhà đã mất quá nhanh vào tay kẻ thù nên hụt hẫng và đau buồn khôn xiết.

-Hai câu cuối thể hiện nỗi đau đời:

  • Trở về quê nhà nhưng không nguôi nghĩ về đất nước, về nhân dân. Thể hiện nỗi đau đời.
  • Những trăn trở, suy tư đã bộc lộ lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha của nhà thơ.

3. Luyện tập – Soạn ngữ văn 11 câu cá mùa thu

3.1 Câu 1 trang 22 SGK Phân tích cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài Câu cá mùa thu.

Nghệ thuật :

  • Nhiều từ láy
  • Hệ thống tính từ
  • Các từ chỉ mức độ
  • Đặc biệt là vần “eo”

→ “lạnh lẽo”; “lơ lửng”; “bé tẻo teo”; “hơi gợn tí”

  • Khả năng bậc thầy của Nguyễn Khuyến khi đưa từ láy vào thơ. Chính những từ láy này đã tạo ra giá trị thuần Nôm cho tác phẩm, mỗi từ đều có mỗi từ đều có giá trị tạo hình và gợi cảm vừa mô phỏng tài tình động thái của sự vật, vừa thể hiện được biến thái tinh vi trong cảm xúc chủ quan của con người. Ví như “lạnh lẽo” vừa nói cái lạnh của nước, vừa nói về sự hiu hắt của cảnh vật cũng như tâm trạng u buồn, cô quạnh của nhà thơ.
  • Vần eo: tử vần, oái oăm, khó làm. Nhưng Nguyễn Khuyến đã vận dụng tài tình chiếc thuyền bé tẻo teo là rất nhỏ rồi lại thêm việc lặp lại vần eo trong các câu thơ gợi liên tưởng về một đối tượng càng ngày càng thu hẹp về kích thước, càng ngày càng nhỏ dần trong khi ao thu, trời thu lại mở ra đến vô cùng.

Trên đây là các thông tin về bài học cũng như hướng dẫn Soạn ngữ văn 11 câu cá mùa thu dành cho bạn. Hy vọng những thông tin của bài hướng dẫn trên có thể giúp bạn hoàn thành tốt môn học của mình.

=>> Các bạn hãy theo dõi Kiến Guru để cập nhật bài giảng và kiến thức các môn học khác nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết chia sẻ tâm huyết của trungcapluatvithanh.edu.vn Xin cảm ơn!

Related Posts

Bàn luận về phép học – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Bàn luận về phép học – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Chào mừng bạn đến với trungcapluatvithanh.edu.vn trong bài viết về soạn bàn luận về phép học chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Quang trở là gì? Ký hiệu, cấu tạo và ứng dụng của quang điện trở

Chào mừng bạn đến với trungcapluatvithanh.edu.vn trong bài viết về quang điện trở chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Bảng màu FF chữ phát sáng dạ quang, nghiêng, đậm – Cách dùng

Bảng màu FF chữ phát sáng dạ quang, nghiêng, đậm – Cách dùng

Chào mừng bạn đến với trungcapluatvithanh.edu.vn trong bài viết về bảng màu ff chữ nghiêng đậm chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Trước và sau when dùng thì gì? Cấu trúc và cách dùng với when

Trước và sau when dùng thì gì? Cấu trúc và cách dùng với when

Chào mừng bạn đến với trungcapluatvithanh.edu.vn trong bài viết về when là thì gì chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái – Download.vn

Chào mừng bạn đến với trungcapluatvithanh.edu.vn trong bài viết về văn bản hoàng lê nhất thống chí chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Cách Tạo Chữ Ký Email Chuyên Nghiệp Đơn Giản, Chi Tiết Từ A – Z

Chào mừng bạn đến với trungcapluatvithanh.edu.vn trong bài viết về maẫu chữ ký email chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.